Chữa mất ngủ bằng bấm huyệt

11:56', 8/11/ 2004 (GMT+7)

Mất ngủ là chứng thường gặp ở nhiều người, với những nguyên nhân khác nhau như: Ăn uống không tiêu, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, cơ thể suy nhược, tinh thần căng thẳng, lo lắng, buồn phiền. Xin giới thiệu cách bấm huyệt chữa chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh.

Để chữa bệnh, nên thực hiện các thao tác sau:

1. Xoa và bấm huyệt vùng đầu mặt.

- Xát mạnh hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi dùng xoa khắp vùng mặt (giống như rửa mặt khô) 10-20 lần.

- Dùng hai ngón tay giữa luân phiên day nhẹ huyệt Ấn đường (giao điểm của đường giữa sống mũi với đường nối hai đầu trong lông mày) từ 20 đến 30 lần. Sau đó vuốt nhẹ từ huyệt Ấn đường xuôi theo hai lông mày đến huyệt Thái dương (ở chỗ lõm hai bên thái dương) rồi day nhẹ thái dương. Mỗi bên làm 30 lần.

2. Xoa và bấm huyệt vùng cổ:

- Dùng hai ngón tay trỏ bấm hai huyệt An miên (nằm ngay chỗ lõm ở bên cạnh xương lồi lên ở phía sau tai), bấm và day nhẹ, mỗi bên 10- 15 lần.

- Ngẩng cằm lên cao, dùng tay xoa vuốt nhẹ vùng cổ từ trên xuống dưới. Làm liên tục, chậm rãi, cho đến khi thấy cổ ấm lên là được.

3. Xoa ấm vùng bụng:

Nằm ngửa, xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho thật ấm. Sau đó đặt tay lên bụng, xoa xát quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ, thay phiên hai tay xoa liên tục, mỗi tay 20- 30 lần.

4. Xoa và bấm huyệt ở bàn chân:

- Ngâm hai bàn chân vào nước nóng vừa phải, cho ngập hai mắt cá chân. Có thể thêm ít muối vào nước nóng để ngâm chân. Khi thấy bàn chân hơi đỏ do các mạch máu ở bàn chân nở ra, lấy khăn lông lau chân thật khô.

- Dùng hai ngón tay cái day bấm hai huyệt Dùng tuyền (nằm ở chỗ lõm 1/3 trước và 2/3 sau đường nối đỉnh ngón chân 2 đến gót chân, phía dưới gan bàn chân). Bấm và day huyệt này 20-40 lần.

Khi làm các thao tác trên, cần tập trung tinh thần vào công việc, lòng thanh thản nhẹ nhàng, không bận tâm lo nghĩ bất kỳ công việc gì thì hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn.

. Theo SK&ĐS

CHỨNG MẤT NGỦ

PGS.TS Vũ Anh Nhị, Trưởng bộ môn Nội thần kinh Ðại học Y Dược.

Ðịa chỉ: 273/16 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.

       Các rối loạn ảnh hưởng đến giấc ngủ, hay ngủ không ngon giấc, hoặc gây nên một tập tính không bình thường về quá trình ngủ, khái niện này cũng tương tự như thường dùng là mất ngủ. Người ta dùng danh từ mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của ngủ. Cũøng có thể nói sự khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và để lại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.

      Ðộ dài và chiều sâu của giấc ngủ khác nhau rất nhiều giữa nhưng người khỏe mạnh. Tổng thời gian ngủ trung bình 7-8 giờ và biến thiên tữ 4-10 giờ. Ơû mỗi người có thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi , ngủ nhiều trẻ nhỏ, giảm dần tuổi trưởng thành, đến tuổi già ngủ ngắn lại có khi chỉ còn 4 tiếng trong ngày.  Ðể xác định như thế nào là ngủ ít, mất ngủ và ngủ bao nhiêu là đủ. Chỉ xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chầt, giấc ngủ phải vừa hiệu xuất tức là ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả. Tại Mỹ có khoảng 8-15 % người trưởng thành than phiền chứng mất ngủ, 3- 11% người dùng thuốc an thần gây ngủ và tỷ lệ này tăng theo tuổi. Ơû  nước ta tuy chưa có thống kê đầy đủ, trong lĩnh vực chữa bệnh thần kinh chúng tôi thấy tỷ lệ đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20%. Mất ngủ ở mọi lứa tuổi, nữ chiến tỷ lệ hơn nam, người già nhiều hơn người trẻ.

      Một điều chúng tôi nhận thấy việc điều trị  chứng mất ngủ có nhiều bất cập.  Các thuật ngữ thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống lo âu, an thần nhẹ, tiêu giải lo phiền đều có tính mập mờ và thường được sử dụng lẫn lộn. Tất cả các thuốc ngủ hiện hành đều có ít nhiều nguy cơ quen thuốc, dung nạp và nghiện, cũng như các triệu chứng cai và làm tái phát mất ngủ trầm trọng (càng dùng càng mất ngủ. Chúng tôi muốn giới thiệu một số dạng mất ngủ thường gặp để độc giả tham khảo.

MẤT NGỦ VÀ TÂM SINH LÝ RỐI LOẠN

    Dạng mất ngủ này thường xảy ra do các tình huống thời gian kéo dài dưới 3 tuần. Thường do xúc cảm (buồn, chán, thất vọng, thất bại ). Biểu hiện khó bắt đầu ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm có thời gian kéo dài. Mỗi biểu hiện đó đều gây cảm giác mệt mỏi và dễ cáu gắt. Những biểu hiện trên kéo dài hoặc nặng lên vì lo nghĩ mất ngủ hoặc sợ hãi giấc ngủ đã qua. Cảm giác bực dọc trong đêm khi không ngủ được, những người này thường ước lượng thời gian mất ngủ dài hơn thực tề 1-3 lần. Nhưng xét về các triệu chứng không thấy biểu hiện về mặt trầm cảm hay rối loạn hành vi, hoạt động hàng ngày không thấy thay đổi.

    Những bệnh nhân mất ngủ do tâm sinh lý đa số là dùng các thuốc  ngủ (seduxel, stilnox, lexomil, meprobamate) hay các loại thuốc tương tự làm an thần ban đêm lúc đầu có hiệu quả, nay thấy rắc rối thêm và không hiệu quả vì thuốc gây nghiện, tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mãn tính chỉ dùng thuốc ít khi đủ, trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng thêm, tỉnh táo khi lên giường, sợ hãi mất ngũ tăng lên.

MẤT NGỦ KẾT HỢP TRẦM CẢM HAY STRESS SAU SANG CHẤN

Những bất thường về ngủ liên quan đến trầm cản và stress là một loại mất  ngủ mãn tính, người bệnh mất khả năng di trì giấc ngủ. Bệnh nhân than trằn trọc  kéo dài ban đêm và cảm giác mệt mỏi, thơ ơ ban ngày. Ngoài ra còn hay thức giấc ban đêm, không ngủ say được và dậy rất sớm. Trong trường hợp trầm cảm thường thức giấc trong đêm làm cho bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc trạng thái mơ màng lúc nào cũng biết hềt mọi hoạt động xung quanh, một vài bệnh nhân ngáy nhiều khi ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng khi đi ngủ thì lại không thể nhắm mắt ngủ được. Bệnh nhân than thiết tập trung, mọi cố gắng làm việc đều không hiệu quả.

MẤT NGỦ KẾT HỢP VỚI THUỐC VÀ RƯƠU

Có nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ, nhiêu bệnh nhân lạm dụng thuốc làm suy yếu hệ thần kinh trung ương (thuốc ngủ và an thần, uống rượu khi đi ngủ). Từ đó có thể gây hội chứng mất ngủ. Dùng thuốc liên tục gây quen thuốc, tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thày thuốc có xu hướng tăng liều. Những triệu chứng rối loạn đặc hiệu mất ngủ do bỏ thuốc một phần, mặc du vẫn dùng thuốc. Hiện tượng thức sáng sơm không được đánh giá đúng người ta lại tăng liều làm cho múc độ rồi loạn giấc ngủ trầm trọng, người bệnh hoảng sợ, bồn chồn, không tập trung làm việc, than phiền về bản thân và tìm mọi phương cách để chữa bệnh mà hầu hết không thành công. Nếu bỏ thuốc đột ngột người bệnh cảm thấy các cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt dứt, cáu gắt, đau cơ và những trường hợp nặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫm, tri giác lơ mơ, ảo giác, co giật. Loại thuốc thương gây là barbituric, benzodiazepin.

     Uống rượu nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thừc giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu, khi đã ngủ thương xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp. Nhất là khi cai rươu xuất hiện các triệu chứng của loạn tâm thần do rượu.

     Như trên đã trình bày, mất ngủ là rất thường gặp trong nhiều tình huống, thường gặp nhất là cảm xúc và tình cảm. Trong cuộc sống phản stress sau sang chấn là vấn đề  phức tạp, bản thân người bệnh không thể tự giải thoát được. Sự lạm dụng thuốc nhủ và uống rượu là yếu tố  làm trầm trọng mất ngủ, đồng thới nó cung là nguyên nhân gây mất ngủ. Chúng tôi cho rằng khi có vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên gia về thần kinh, tâm thần để được hướng dẫn và đồng thơi cũng nên đi khám bệnh, ở đó các thày thuốc sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc. Sự kết hợp giữa y học và bệnh nhân sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị mất ngủ. 

KHI CON NGƯỜI MÂT NGỦ

NGUYỄN KHẰC NAM

(Theo USA Today)

Tờ Nước Mỹ ngày nay (USA Today) vừa qua đã mở chuyên mục "đường dây nóng" nhằm tư vấn, cung cấp thông tin cho những người mắc chứng mất ngủ khắc phục tình trạng này. Chỉ trong một tuần khai trương, Ban biên tập đã nhận được hơn 1.000 bức điện, thư từ chuyển đến có liên quan đến chủ đ này, từ triệu chứng thấp nhất như: gây khó ngủ cho tới chứng ngạt thở khi ngủ - một hiện tượng rối loạn hô hấp đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Một trong số những thắc mắc chung nhất những người lớn tuổi là họ hay bị mất ngủ và thức dậy vào lúc nửa đêm; và từ đó đến sáng không hề chợp mắt. Dựa vào các thắc mắc của bạn đọc, các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ của Mỹ (NSF) đã trả lời về các hiện tượng này.Theo đó, các chuyên gia cho rằng những người mất ngủ là những người mắc bệnh rối loạn ngủ, xảy ra ngay trong giấc ngủ của con người. Nếu bệnh mất ngủ do trầm cảm hay các biến chứng của thuốc, thì theo các bác sĩ, cần phải đi khám và điều trị kịp thời.

Ông David Goldenstein, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ của con người New Jersey thì chứng mất ngủ còn do stress và do ưu phiền lo lắng gây nên. Nhưng điều quan trọng nhất la nó xảy ra khi con người đã lên giường.Theo đó những tức giận, lo lắng thường cuộn về, làm con người không thể chợp mắt được. Trong trường hợp trên người bệnh nên trở dậy nghỉ ngơi, thư giãn đọc sách, hay xem chương trình giải trí trên tivi. Một số bác sĩ lại cho rằng cũng có thể nằm nguyên trên giường nghỉ ngơi và đọc sách. Nếu quá lo lắng đến công việc hôm sau thì thức dậy và ghi cụ thể ra một tờ giấy.

Dưới đây là một số thắc mắc mang tính chất đặc thù đã được các chuyên gia giải đáp:

Hỏi: Nhiều năm tôi vừa đi vừa ngủ. Thậm chí nửa đêm thức dậy nấu ăn nhưng đến sáng khi nhìn thấy bát đĩa bị bẩn lại không nhớ nổi điều gì xảy ra. Vậy tôi mắc bệnh gì và cách phòng tránh?

Trả lời: Bạn có thể mắc chứng rối loạn hoạt động của mắt (viết tắt là REM). Một số người mắc bệnh này có khi nấu hoàn chỉnh một bữa ăn nhưng lại không thức dậy. Đây là hoạt động nguy hiểm gây thương tích cho những người xung quanh, thậm chí có người còn cho tay vào những chai lo. Khoa học chưa giải thích được hiện tượng trên, người bệnh cần đi khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Hỏi: Tôi không tài nào chợp mắt được và khi nhìn vào đồng hồ lại càng lo lắng vì thời gian đã gần hết đêm. Xin bác sĩ cho lời khuyên?

Trả lời: Không nên nhìn đồng hồ trong trường hợp bạn không ngủ được. Càng xem đồng hồ lại càng làm cho người ta thêm bồn chồn lo lắng. Không nên nằm trên giường xem vô tuyến. Nếu vẫn không ngủ được thì hãy thức dậy đọc sách báo hay thư giãn như nói phần trên.

Hỏi: Tôi đi khám, chẩn đoán mắc chứng ngạt thở (rối loạn thở và bị ngạt thở nhiều lần trong đêm), nhưng ban ngày lại cảm thấy buồn ngủ nghị bác sĩ cho biết nguyên nhân?

Trả lời: Bạn nên đi khám thật kỹ lại một lần nữa. Có thể bạn mắc chứng rối loạn hô hấp khi ngủ hoặc mắc chứng rối loạn khi ngủ gọi là cơn ngủ kịch phát (narcolepsy), nghĩa là có những cơn ngủ thoảng đến, xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày.

Hỏi: Tôi có cháu trai 11 tháng tuổi, cháu không ngủ được trước lúc nửa đêm. Ban ngày cháu ngủ hai cữ và một giấc tiếp vào lúc 7 giờ tối. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Cố gắng bỏ thói quen cho cháu ngủ lúc 7 giờ tối như thường lệ và tập cho cháu chơi đùa và chính thức cho cháu ngủ vào lúc 8h30 hoặc 9h30. Không nên quát mắng, giận dư,õ đe nạt trước khi cho cháu ngủ.

Hỏi: Tôi mắc chứng mất ngủ đã 20 năm nay. Mỗi ngày chỉ ngủ được khoảng 1 tiếng rưỡi rồi thức dậy thèm ăn một thứ gì đo. Mỗi đêm dậy 3 đến 5 lần đ ăn bánh kẹo, kem, hoa qua,û... Tôi đã áp dụng 17 kiểu điều trị khác nhau ( kể cả liệu pháp tâm thần, liệu pháp stress, biện pháp uống thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm và cả luyện tập), thậm chí còn bắt vợ khóa trái cửa phòng ngủ nhưng vẫn không mang lại hiệu quả. Đ nghị bác sĩ và cho lời khuyên cách khắc phục?

Trả lời: Trong y học gọi đây là bệnh ăn liên quan khi ngủ (sleep-related eating). Những người mắc chứng này không muốn người khác can thiệp trong khi họ đang ăn. Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, đặc biệt là những diễn biến trong bộ óc con người, theo đó một số người biết rất rõ khi họ dậy đ ăn, một số lại không nhận thức được. Hiện tượng trên thường xảy ra liên tục trong nhiều năm.

Về triệu chứng mất ngủ như nêu trên không có lời khuyên thích hợp.Tuy nhiên, việc can thiệp của y học và các thủ thuật tâm lý cũng mang lại những tác dụng tích cực. Hiện nay, y học đang nghiên cứu sử dụng liệu pháp thần kinh đ xử lý những người mắc bệnh này.

Tác giả : GS. NGUYỄN KHANG (Theo "Science et Vie")

"Ông cha ta đã từng nói:
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền, thêm lo".

Cuộc sống hiện đại nhiều lo âu toan tính, mất ngủ là điều thường gặp. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tới năng suất lao động, đến chất lượng cuộc sống (nhất là đối với người cao tuổi).
Thống kê ở Pháp cho thấy 1/5 dân số than phiền không ngủ được. Ðã có những phòng thí nghiệm nổi tiếng như Phòng thí nghiệm thần kinh sinh học về trạng thái ngủ và thức ở Lyon (Pháp) đưa lên email và internet những chỉ dẫn cho công chúng về vấn đề này.
Nhà khoa học Mariclle Mayo đã tóm tắt trong báo "Khoa học & Ðời sống" những thông tin cần thiết để mọi người nắm được "nghệ thuật có giấc ngủ ngon".

Hỏi: Nhu cầu ngủ hàng ngày của con người là bao nhiêu?

Trả lời: Trung bình, chu kỳ thức - ngủ của con người luân phiên khoảng 8 giờ ngủ và 16 giờ thức. Nhưng vẫn có người chỉ cần 3 giờ ngủ và có người khác phải 12 giờ. Khoa học đã phát hiện ở vùng dưới đồi trong não người một trung tâm quyết định thời điểm thuận lợi cho giấc ngủ, thời gian ngủ, khi xuất hiện giấc mơ... Giấc ngủ biến đổi theo tuổi tác (16 giờ với trẻ em còn bú, 12 giờ với trẻ em khoảng 4 tuổi, khoảng 10 giờ cho thiếu niên...,). Từ 30 tuổi, thời gian ngủ chậm và sâu bắt đầu giảm; tuổi càng tăng hiện tượng thức giấc ban đêm càng phổ biến.

Hỏi: Ngủ để làm gì?

Trả lời: Con người mất khoảng 1/3 đời sống để ngủ. Giấc ngủ cho ta nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau thời gian lao động. Trẻ em ngủ để chóng lớn (kích thích tố sinh trưởng được sản xuất nhiều vào đêm tối và suốt thời gian ngủ say). Giấc ngủ còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh vật, miễn dịch và sinh sản, hành vi đối xử của chúng ta; nó tối ưu hóa các chức năng tâm thần và tạo thuận lợi cho trí nhớ...

Hỏi: Phải chuẩn bị thế nào cho giấc ngủ?

Trả lời: Trước hết phải có chế độ ăn uống thích hợp, các bữa ăn nên trước khi ngủ 2 giờ: ăn nhẹ, nhiều chất đường chậm chuyển hóa, ít chất mỡ. Nên tránh các thức uống có tác dụng kích thích (như nước chè, cà phê, coca). Có nhiều người ngộ nhận: uống rượu say giúp cho dễ ngủ. Thật ra đó là "người bạn giả dối" vì uống rượu say thường gây ác mộng và thức giấc bất ngờ vào quá nửa đêm.
Buổi chiều, nên có thư giãn (hoạt động thể dục hay tinh thần); đi ngủ phải theo giờ giấc quy định đều đặn.

Hỏi: Môi trường có vai trò gì đối với giấc ngủ?

Trả lời: Thông thường con người khó ngủ ở môi trường không thích ứng. Phải có phòng ngủ thoáng khí, nhiệt độ 16 - 180C, để giữ không khí dưới khăn trải giường khoảng 300C. Phải có giường, chăn, đệm, gối thích hợp.
Người ta có thể làm quen với tiếng ồn đều đều quen thuộc (như tiếng máy điều hòa nhiệt độ), nhưng sẽ thức giấc ngay với tiếng động bất thường (còi ô tô cứu hỏa, chó sủa v.v.). Một số ít người quen ngủ trong tiếng động, lại khó chịu đựng được... sự yên lặng.

Hỏi: Có thể sống mà không ngủ được không?

Trả lời: Thông thường mất ngủ có ảnh hưởng tới các chức năng sinh hoạt như: thể nhiệt giảm 0,50C, trí tuệ kém nhanh nhẹn, diễn đạt khó khăn, kiệt sức, ảo giác. Vùng vỏ não, phía trước não cũng bị tổn thương.
Năm 1965, người ta có thông báo trường hợp đặc biệt của một thanh niên Mỹ 17 tuổi là Randy Gardner đã không ngủ 264 giờ mà không có biểu hiện ảnh hưởng tới chức năng vận động, tính khí; tuy nhiên thông báo lại không nói rõ liệu chàng trai đó có dùng thuốc hay hoạt chất gì không để thức liền được 11 ngày như vậy.

Hỏi: Nên ngủ trưa như thế nào?

Trả lời: Ðó là phương pháp tốt để bù lại giấc ngủ đến chậm. Nhiều thí nghiệm cho thấy người ta dễ ngủ vào thời điểm 13 đến 17 giờ (lúc đó sự nhanh nhạy của cơ thể bị giảm). Nhiều chuyên gia chủ trương khuyến khích phục hồi ngủ trưa cho mọi người.
Ngủ trưa không phải bao giờ cũng bù lại được cả đêm mất ngủ, nhưng có thể giúp làm giảm nguy cơ tai nạn trong lao động. Một giấc ngủ trưa hoàn chỉnh kéo dài 60 đến 100 phút bao gồm: giấc ngủ chậm, sau đó ngủ say, tiếp theo là giấc ngủ bất thường. Giấc ngủ ngắn 20 phút cũng có tác dụng lấy lại sức, làm con người tỉnh táo trong 2 giờ.

Hỏi: Có thể chia giấc ngủ thành từng đoạn không?

Trả lời: Có thể nhưng phải qua tập luyện. Các thủy thủ tranh thủ ngủ từng đoạn 20 phút khi có thể, bằng cách lợi dụng những cơn buồn ngủ xảy ra trong chu trình giấc ngủ, khoảng 90 phút 1 lần, không kể ngày hay đêm. Khi có cảm giác buồn ngủ (như ngáp vặt, nặng mi mắt), nên dành chút thời gian thư giãn hoặc có thể tranh thủ ngủ.

Hỏi: Thế nào là chứng mất ngủ?

Trả lời: Một số người than phiền mất ngủ cả đêm. Các nguyên nhân gây mất ngủ thường là có việc lo nghĩ, bệnh tật, chỗ ngủ thiếu vệ sinh v.v. Ít có chứng mất ngủ mà không tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra do di truyền hoặc sự lo lắng kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mạn tính.

Hỏi: Ngáy có đáng lo ngại không?

Trả lời: Từ 50 tuổi trở lên, 1/2 số người bị chứng này. Tỷ lệ này thay đổi theo từng trường hợp cụ thể như béo phì, hút thuốc lá, hay uống rượu buổi tối và uống thuốc ngủ... Khi người ngáy mạn tính than phiền giấc ngủ bị ngắt quãng, ban ngày ngủ gà, có thể là họ bị hội chứng ngừng thở trong khi ngủ. Ðường thông khí bị tắc, làm họ ngừng thở 20 - 30 giây, sau đó đột nhiên lại thở được. Ngủ bị ngắt quãng có thể dẫn đến bị chứng tim mạch do giảm tỷ lệ oxy trong máu. Tốt nhất nên khám chuyên khoa để điều trị; giải pháp điều trị căn nguyên có thể là sự can thiệp phẫu thuật ở họng.

Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến những cử động không kiểm soát được làm mất ngủ?

Trả lời: Có người nghiến răng, có người nói trong khi ngủ. Có vận động viên bị chuột rút nên thức giấc; trẻ em có thể đang ngủ bỗng vùng dậy kêu thét vì sợ hãi. Tất cả các biến cố ngăn cản giấc ngủ bình thường được y học xếp vào chứng: loạn chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân có thể là do não thức tỉnh không hoàn toàn và điều này không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trẻ em bị loạn chất lượng giấc ngủ, nên đề phòng bằng cách đóng cửa sổ, ngăn đường cầu thang. Các rối loạn này thường mất đi khi đến 15 tuổi. Người lớn có thể thấy xuất hiện khi bị stress (ứng suất), say rượu, thiếu ngủ, khi đó cần xem xét thận trọng vì có thể là triệu chứng tâm thần.

Hỏi: Khi có rối loạn trong giấc ngủ thì hỏi ai?

Trả lời: Nhiều rối loạn giấc ngủ do nguyên nhân bên ngoài và mất đi khi không còn nguyên nhân đó. Nếu bị rối loạn mạn tính và tàn phế (như ngừng thở, loạn chất lượng giấc ngủ, ngủ li bì...) nên đi khám bệnh. Lạm dụng thuốc ngủ ở Pháp đã trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng. Ở Pháp đã thành lập 30 trung tâm chuyên chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ. Ở mỗi nước, cần nghiên cứu kỹ vấn đề này để có tổ chức và phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. (SKĐS)

Используются технологии uCoz